Nhiễm sán dãi chó
Bệnh nhiễm sán dãi chó và ấu trùng sán dãi chó là bệnh cực kỳ nguy hiểm. Sự lây nhiễm xảy ra là do chúng ta ăn phải thức ăn, nước uống có chứa mầm bệnh trong đó. Mầm bệnh này thường được tìm thấy ở chó, cừu và những loại thú nuôi khác. Mặc dù tỉ lệ nhiễm và mắc bệnh này không cao, nhưng hậu quả thì rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
Tại mắt, chúng gây mù. Tại não, dây thần kinh chúng chèn ép gây chứng điên loạn. Tại gan, lách, ấu trùng tạo nhiều u nang làm cho các cơ quan này suy yếu hoặc làm người bệnh tử vong do nhiễm trùng.
Các bào nang ấu trùng giun chó thường làm cho người có hiện tượng dị ứng, lên cơn hen (suyễn), khó thở, nổi mề đay, mẩn ngứa khắp người, nấm tóc, nấm phổi. Những bào nang ấu trùng ký sinh trong thịt chó.
Sau khi được ăn vào, các ấu nang có dạng bướu. Bướu tăng trưởng đủ độ có đường kính từ 1 đến 7 cm, chứa trên hai triệu đầu sán. Bướu sán ký sinh ở gan có thể chèn ép ống dẫn mật gây vàng da.
Bệnh nhân bị bệnh rối loạn đông máu nhưng lại không có tiền sử bệnh này. Tuy nhiên, trước đó, người này đã ăn thịt chó.
Các bác sĩ cho rằng, con chó mà bệnh nhân ăn có thể đã ăn phải chuột chết vì bả, hoặc con chó mà bệnh nhân ăn bị trúng bả chó. Chính chất chống đông trong bả chó, bả chuột là nguyên nhân gián tiếp làm bệnh nhân bị ngộ độc, máu chảy không cầm được.
Ngoài các bệnh phát sinh từ nhiễm bả độc, đối với người thường xuyên ăn thịt chó còn có thể gặp những chứng bệnh nguy hiểm khác.
Nhiễm ấu trùng sán
Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Đề, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng Trường ĐH Y Hà Nội, chia sẻ ông từng gặp bệnh nhân 42 tuổi (Thanh Hóa) nhập viện vì một khối u khổng lồ ở phổi. Trong khối u này có hàng nghìn đầu sán đang ngoe nguẩy. Kết quả xét nghiệm khẳng định đây là loại sán dây chó.
Số liệu thống kê cho thấy các loại sán, giun, ấu trùng có thể nhiễm từ thịt chó qua người là: Toxocara Canis, ấu trùng sán Echinococcus Granulosus, ấu trùng sán Spirometramansoni, hay Spirometra Erinacei, sán Dipylldium Canium…
Khi bướu ở tim trái vỡ, các đầu sán di chuyển lên não lách, thận, gan. Buồng tim phải, đầu sán di chuyển lên phổi. Bướu ở thận gây đau lưng, tiểu máu. Bướu ở lách làm đau cạnh sơn và xương son gồ lên. Bướu trong đốt xương sống có thể gây tổn thương tủy sống. Bướu ở các xương làm xương trở nên xốp, dễ gãy.
Khi bướu vỡ thường làm cho người bệnh ngứa, nổi mề đay, nhiệt độ cơ thể tăng giảm thất thường, rối loạn tiêu hóa, khó thở, tím tái, ngất, hôn mê. Nếu chất dịch trong bướu và máu có thể gây sốc phản vệ.
Người ta thống kê các loại sán, giun, ấu trùng có thể nhiễm từ thịt chó qua người là: Toxocara Canis, ấu trùng sán Echinococcus Granulosus, ấu trùng sán Spirometramansoni hay Spirometra Erinacei, sán Dipylldium Canium…
Theo TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM tác hại của bệnh do nhiễm ký sinh trùng phụ thuộc nhiều vào cơ quan mà ký sinh trùng xâm phập, có thể chia ra làm 3 mức độ khác nhau. Nặng nhất là ký sinh trung xâm nhập hệ thần kinh trung ương qua não, màng não, gây tác động trực tiếp, có tỷ lệ tử vong cao.
Mức độ thứ 2 là ky sinh trùng xâm nhập cơ quan nội tạng, hay gặp nhất là gan, gây ra áp xe, kế đến là phổi gây áp xe phổi, tổn thương màng phổi. Dạng bệnh này ít nguy cập nhưng có thể diễn biến nặng. Mức độ 3 là ký sinh trùng gây tổn thương ngoài da. Trường hợp này ít khi gây bệnh quá nặng nhưng thường kéo dài, gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh
Xơ gan, suy thận
Thịt chó là thực phẩm rất giàu chất đạm nhưng có tính nhiệt. Bằng chứng là sau khi ăn nhiều thịt chó, người ăn có thể thấy người nóng hơn, bụng chướng, cảm giác ậm ạch, khó tiêu.
Vì nhiều đạm và nóng nên người ăn thịt chó thường xuyên trong thời gian dài thì cơ thể khó tiêu hóa hết chất đạm, thận, gan không làm việc kịp, dễ mắc các bệnh về gan, tổn hại thận, gút…
Ở Việt Nam, đã có trường hợp một bệnh nhân phải nhập viện vì xơ gan, suy thận. Sau khi qua kiểm tra, xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán do bệnh nhân trong suốt 15 năm “nghiện” thịt chó và ăn quá nhiều, dẫn đến lượng đạm không hấp thụ hết, được tích tụ ngày một nhiều và gây ra bệnh.
Ăn thịt chó có thể nhiễm virus dại
Virut này xuất hiện trong nước dãi của chó và mèo, ngoại trừ nguyên nhân người bị nhiễm bệnh này do bị các cá thế chó nhiễm bệnh cắn. Thì việc ăn các thức ăn chế biến từ thịt chó dại, cũng khiến người tiêu dùng bị nhiễm căn bệnh chết người này.
Người bị vật nhiễm virus dại cắn sẽ trải qua thời gian ủ bệnh. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào số virus xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn và vị trí vết cắn có gần thần kinh trung ương không. Thời gian ủ bệnh trung bình là 2-8 tuần lễ, nhưng cũng có thể chỉ 10 ngày hoặc kéo dài hơn 1 năm, thậm chí lâu hơn. Trong thời gian ủ bệnh, bệnh nhân không có biểu hiện gì đặc biệt. Sau đó, bệnh nhân thường bị sốt, đau đầu, buồn nôn, có cảm giác đau và tê tại vết cắn, nơi virus xâm nhập. Những biểu hiện này kéo dài 1-4 ngày.
Tiếp đến là giai đoạn biểu hiện viêm não, bệnh nhân bị kích động, mất ngủ, sợ ánh sáng, tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra còn có các rối loạn hệ thần kinh thực vật như: giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi và hạ huyết áp. Khi uống nước, các cơ quan thanh quản, vòm họng bị co thắt làm bệnh nhân không uống được. Bệnh nhân nam đôi khi còn có biểu hiện xuất tinh tự nhiên do virus dại gây tổn thương các nhân dưới vỏ não.
Do không biết được nguồn gốc, xuất xứ cũng như không được kiểm dịch nên thịt chó tiềm ẩn các nguy cơ gây hại cho sức khỏe người ăn. Một số bác sĩ khẳng định, họ từng gặp trường hợp người không bị chó dại cắn mà vẫn lên cơn dại và tử vong. Nguyên nhân vì người này ăn tiết canh chó và con chó này đã bị bệnh dại.
Ngoài ra, kể cả những con chó đã được tiêm phòng, không có khả năng gây tử vong thì người thường xuyên ăn thịt chó vẫn có khả năng bị tổn hại về sức khỏe. Lí do bởi vaccine phòng dại ở chó được chích mỗi năm. Để tiết kiệm giá thành, đa số vaccine dại cho chó hiện hành đều là chế phẩm từ virus dại sống giảm độc lực. Chính vì vậy, dư lượng vaccine trong thịt chó (theo biểu đồ tích lũy) trong một con chó 3-4 tuổi đủ sức gây yếu, liệt thần kinh trung ương của người ăn theo thời gian.
Một số tác nhân khác
Bên cạnh đó, trong Đông y cũng khẳng định, thịt chó thuộc tính nhiệt và có tác dụng bổ dưỡng mạnh. Do vậy sau khi ăn nhiều, người lớn tuổi hoặc những người mắc bệnh huyết áp dễ bị tăng huyết áp, thậm chí dẫn tới tai biến, vỡ mạch máu não. Do đó người có bệnh liên quan mạch máu não không nên ăn thịt chó.
Để cung cấp cho mức tiêu thụ thịt chó “khủng” trên thị trường, các lò giết mổ đã phải thu mua chó từ nhiều nguồn, kể cả thu mua chó đã bị đánh bả có tẩm thuốc.
Được biết, những loại bả chó này thường có thuốc trừ sâu thuộc nhóm clo hoặc phốt pho hữu cơ, nhóm lân hữu cơ (loại thuốc trừ sâu đã bị cấm sử dụng), thậm chí còn có cả thuốc chuột phốt phua kẽm (chứa chất cực độc thallium). Những người ăn phải loại chó này rất dễ bị nhiễm các độc tố còn “sót lại” trong thịt chó, gây ra các hiện tượng nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, trường hợp bị nặng còn có thể hôn mê, liệt hô hấp và tử vong.
Chưa kể đến nguyên nhân trong quá trình chế biến các món ăn từ chó vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
0 comments:
Post a Comment